Đang truy cập: 16 Trong ngày: 271 Trong tuần: 763 Lượt truy cập: 564676 |
Sơn epoxy cho phòng sạch phòng mổ có tác dụng gì?
Phòng sạch hay phòng mổ là một hệ thống khép kín có yêu cầu hết sức nghiêm ngặt kiểm soát nồng độ hạt bụi, nhiệt độ, độ ẩm không khí và đặc biệt là các loại vi khuẩn trong phòng sạch. Bề mặt sàn phòng mổ, phòng sạch sơn Epoxy nhằm đảm bảo hạn chế vi khuẩn tích tụ và lau chùi một cách dễ dàng.
Đối với phòng mổ, phòng phẩu thuật để đạt được tiêu chuẩn GMP (do Bộ Y Tế cung cấp) phải được nghiệm thu các tiêu chuẩn lượng bụi, lượng không khí... theo quy chuẩn. Sơn bề mặt sàn phòng sạch chính là một trong những yếu tố quyết đinh tới chất lượng không khí của phòng sạch, phòng mổ.
Tại sao phải sử dụng Epoxy sơn phòng sạch ?
Sàn phòng mổ, phòng sạch hiện nay chủ yếu dùng sơn Epoxy san phẳng. Sàn Epoxy san phẳng đặc biệt dùng nhiều cho các loại phòng sạch ngành dược phẩm, mỹ phẩm CGMP, thực phẩm, phòng khám... Ưu điểm lớn nhất bề mặt sơn epoxy so với các bề mặt vật liệu khác như gạch, bê tông, gỗ không đáp ứng được là độ phẳng.
Phòng sạch, phòng mổ sơn Epoxy có bề mặt tường phẳng, không gồ ghề góc cạnh, không có vết nứt gãy, vệ sinh về mặt sơn nhanh sạch. Ngoài ra sơn epoxy san phẳng phòng sạch có khả năng kháng hóa chất và các chất tẩy rửa nhẹ, kháng rêu móc ẩm thấp, chịu mài mòn cao. Sơn Epoxy san phẳng có khẳ năng kháng một số loại vi khuẩn gây hại Ecoli, dịch tả…Với những ưu điểm trên hầu hết công trình mặt sàn đạt tiêu chuẩn GMP đều sử dụng các phẩm sơn Epoxy tự san phẳng.
6 bước quy trình thi công sơn epoxy phòng sạch, phòng mổ
01-Mài bề mặt sàn bê tông
Mài mặt sàn bê tông trước khi sơn epoxy nhằm mục đích tạo độ nhám (hay tạo chân bám), tẩy mảng bám bẩn và mài các gờ cạnh lồi lõm của sàn tạo độ phẳng tương đối. Nếu bề mặt thô sàn phòng sạch xấu, mấp mô nhiều phải dùng máy mài 3 pha chuyên dụng. Riêng với cách góc cạnh sử dụng máy mài nhỏ mài.
Mài nền sơn sàn Epoxy
02-Vệ sinh bề mặt sàn sau mài
Công đoạn vệ sinh sàn sau mài quyết đinh đến thẩm mỹ, và độ bám của sơn. Công tác này thường thao tác trực tiếp bằng tay cùng máy hút bụi để đạt hiệu quả tối đa.
Vệ sinh sàn sơn epoxy
03-Xử lý bề mặt sàn (nếu có)
Xử lý bề mặt thường chỉ cần cho các bề mặt sàn cải tạo, đang gặp một trong các vấn đề cần xử lý như sau:
- Khử ẩm ( nếu độ ẩm vượt 10%)
- Thấm dầu ( nếu độ ẩm vượt 10%)
- Tẩy lớp sơn cũ
04-Sơn lót epoxy sàn phòng sạch, phòng mổ
Sơn lót epoxy để tạo lớp trung gian liên kết giữa lớp sơn phủ và sàn bê tông. Người thợ sơn dùng cọ lăn sơn hoặc súng (phun) lớp sơn lót một lượng vừa đủ đảm bảo độ bám dính chắc chắn cho lớp phủ không bị bong tróc. Trong quá trình lớp lót (Primer) khô, phải hạn chế tối đa bụi bẩn bay vào dính trên bề mặt lớp lót vì nó sẽ ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp sơn phủ sau sau này.
Sơn lót epoxy sàn phòng sạch phòng mổ
05-Trám trét lỗ khuyết mặt sàn bê tông
Sàn bê tông giai đoạn này vẫn còn những lỗ li ti, lồi lõm, vệt nứt tùy có kích thước, nông sâu khác nhau. Chúng ta phải xử lý hết những khiếm khuyết này bằng vữa hoặc các hóa chất chuyên dụng. Với những phòng sạch, phòng mổ mặt sàn có diện tích lớn, thực hiện bã tràn. Sau công đoạn này, thực hiện xả nhám để tạo độ bám cho bề mặt nền.
Trám trát lỗ khuyết mặt sàn sơn epoxy
06-Sơn phủ epoxy sàn phòng sạch, phòng mổ
Có hai phương pháp sơn phủ sàn phòng sạch phòng mổ là Sơn hệ lăn 3 lớp và Sơn epoxy hệ tự san phẳng
Sơn phủ epoxy lớp hoàn thiện
Quy trình sơn phủ epoxy hệ lăn 3 lớp
Chúng ta thi sơn 2 lớp có thứ tự lần lượt giống nhau:
Sơn epoxy lớp phủ màu đầu tiên đóng vai trò là lớp sơn tạo màu cho mặt nền bê tông. Thực hiện sơn phủ đều theo kỹ thuật lăn rulo hoặc súng phun theo thời gian nhất định.
Sau đó, chờ lớp sơn phủ đầu tiên khô cứng trong khoảng từ 3 – 4h tùy theo môi trường, bề mặt sơn và thực hiện các công việc:
- Đánh dấu, xác định và đánh dấu những chỗ sơn còn sót hoặc chưa đồng đều màu sắc. Chú ý theo dõi chặt chẽ các nghi vấn về sự cố sơn xảy ra (nếu có).
- Xả nhám sơ qua bề mặt và tiến hành làm sạch bề mặt 1 lần nữa, chuẩn bị các công tác cho lớp sơn hoàn thiện.
Thực hiện sơn phủ đều màu lớp sơn hoàn thiện tương tự như lớp phủ đầu tiên.
Quy trình sơn epoxy hệ đổ tự san phẳng
Đổ dung dịch sơn epoxy tự san phẳng và dùng rulo gai phá bọt khí trong quá trình phản ứng của sơn. Độ dày của sơn từ 1 đến 5 mm nên đòi hỏi kỹ thuật sơn của người thợ trực tiếp thi công. Tỉ lệ pha sơn là 4:1 (thông số thay đổi tùy theo loại sơn)
Sàn phòng mổ sơn Epoxy
Những lưu ý trong quy trình sơn epoxy
Sau từ 12 đến 24 bề mặt sơn sàn đã có thể di chuyển được trên đó. Trong khoảng 3 ngày từ khi hoàn thành sơn, cần hạn chế sự tác động mạnh, các vật nhọn lên bề mặt sàn vừa sơn.
Trong tuần đầu tiên, không nên rửa sàn trực tiếp bằng nước nóng, sẽ khiến các lớp sơn dễ bị biến dạng lồi lõm.
Video quy trình sơn epoxy phòng sạch, phòng mổ
Tham khảo: Panel phòng mổ, phòng sạch
Khí sạch phòng mổ
Quy định về độ sạch phòng mổ
ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI