Đang truy cập: 5 Trong ngày: 131 Trong tuần: 543 Lượt truy cập: 531114 |
Table of Contents
Nguyên nhân hiện tượng đọng sương là do trong khối không khí có lượng ẩm cao và gặp bề mặt có nhiệt độ thấp dưới nhiệt độ đọng sương của khối không khí đó. Khi gặp điều kiện này, lượng hơi nước trong khối không khí sẽ bị tách ra và đọng lại trên bề mặt nhiệt độ thấp. Việc đọng sương không những gây mất mỹ quan ,mà còn ảnh hưởng đến chất lượng công trình như thấm nước làm hư hỏng trần thạch cao trang trí, thiết bị điện và hư hỏng nội thất .
Nguyên nhân đọng sương cửa gió, miệng gió
1- Đọng sương do thiết bị
- Van tiết lưu tại dàn lạnh (FCU) bị tắc hoặc nghẹt do bị bẩn.
- Quạt dàn lạnh bị yếu, không đủ lưu lượng gió qua coil lạnh .
- Bơm nước ngưng bị hỏng hoặc lỗi.
2 - Đọng sương do thi công
- Bọc cách nhiệt không đúng kỹ thuật, không kín hoặc cách nhiệt không đủ độ dày tại đường ống, box miệng gió, thiết bị.
- Thi công ống gió mềm bị rách, gập khúc khi thi công.
- Thi công đường ống nước ngưng không đảm bảo độ dốc, nước ngưng không thoát được hoặc chậm.
3 - Đọng sương do vận hành
- Phin lọc hoặc dàn coil quá bẩn do không bảo trì, bảo dưỡng định kỳ.
- Không gian điều hòa bị gia tăng độ ẩm và thiếu lạnh do mở cửa nhiều hoặc bị thông với không gian ngoài trời.
4 - Đọng sương do thiết kế và cách phòng tránh
- Khi thiết kế đường ống dẫn gió cần chú ý cột áp tĩnh ngoài của dàn lạnh FCU/AHU, tính toán đủ hoặc thừa gió.
- Thiết kế ống gió tole và ống gió mềm dài, vượt quá cột áp tĩnh của quạt dàn lạnh.
- Thiết kế đường ống nước ngưng quá xa, không đảm bảo độ dốc thoát nước ,độ dốc yêu cầu tối thiểu 1% trên mét ống chiều dài.
- Cần chú ý đến các thiết bị không có bơm nước ngưng mà dùng máng chứa nước xả vì vậy độ dốc thoát nước bị hạn chế hơn kiểu máy có gắn bơm nước ngưng.
- Tính toán thiết kế kích thước ống gió không phù hợp dẫn đến vận tốc gió quá cao hoặc quá thấp trên đường gió và tại miệng gió .
- Cần tính toán kích thước đường ống phù hợp đảm bảo kỹ thuật, nhất là hệ ống gió lạnh tránh trường hợp đọng sương.
- Thông thường nên chọn tổn thất 1Pa/m cho đường ống và vận tốc 2m/s đến 2,5m/s cho mỗi miệng gió.
5 -Bố trí miệng gió cấp lạnh không phù hợp
Khi thiết kế cần chú bố trí miệng gió ý tránh đặt quá gần cửa kính hoặc vách kính tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng bên ngoài sẽ gây chênh lệch nhiệt độ dễ đọng sương trên vách kính và miệng gió.
6 - Do thi công cách nhiệt ống gió lạnh không đảm bảo kỹ thuật
- Khi thi công cách nhiệt ống gió, miệng gió lạnh cần tính toán kỹ tránh gây đọng sương, cần kiểm tra đặc tính kỹ thuật của lớp cách nhiệt như độ dày, tỷ trọng, hệ số dẫn nhiệt vật liệu.
- Cần chú ý không gian lắp đặt ngoài trời, trong nhà trong không gian điều hòa sẽ có độ dày cách nhiệt khác nhau.
7 -Thiết kế thiếu tải lạnh
- Thiếu tải lạnh là một trong những nguyên nhân thường xuyên gây đọng sương tại miệng gió.
- Nhiệt độ miệng gió thường từ 10 °C đến 14 °C nên sau thời gian sử dụng điều hòa mà nhiệt độ phòng không giảm sẽ có hiện tượng đọng sương tại miệng gió, để khắc phục cần xác định không gian điều hòa, tính tải phù hợp, đối với các không gian đặc biệt không tính theo kinh nghiệm mà phải tính toán thiết kế bằng phần mềm chuyên ngành để tính thiết kế.
- Thiết kế bẫy nước tại các dàn lạnh có cột áp quạt lớn không đảm bảo kỹ thuật dẫn đến nước ngưng bị hút vào dàn.
Xử lý đọng sương như thế nào ?
Xử lý đọng sương là một vấn đề không hề đơn giản trong thực tế vì có rất nhiều nguyên nhân gây ra đọng sương. Trong thiết kế và thi công điều hòa, chúng ta cũng ít quan tâm đến.
Để xử lý đọng sương thì ta quan tâm đến 2 yếu tố: một là giảm lượng ẩm của khối không khí và hai là khống chế nhiệt độ bề mặt bị đọng sương cao hơn nhiệt độ đọng sương của khối không khí xung quanh nó.
1- Trong một số trường hợp như gió tươi lọt vào nhiều, hoặc trong phòng điều hòa có nguồn ẩm từ đồ ăn, nước uống...sẽ làm tăng ẩm không khí trong phòng điều hòa. Vậy làm thế nào để giảm bớt tác động do nguyên nhân này, hoặc hạn chế nó. Nhiệt độ gió lạnh thổi ra từ hộp miệng gió sau khi qua coil lạnh do thiết kế ban đầu dư thừa mà nhiệt độ quá thấp. Với trường hợp này kiểm tra tính toán thiết kế hệ thống lạnh là rất cần thiết từ đó đưa ra hướng xử lý thích hợp.
2- Ngoài ra thì cấu tạo bề mặt miệng thổi cũng là nguyên nhân tác động đến viêc cửa gió đọng sương. Ví dụ bề mặt càng rộng thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho hơi nước đọng sương.
3-Trong môi trường độ ẩm cao như gần ao hồ ta cần xử lý ẩm gió tươi trước khi cấp vào hệ thống.
Cách xử lý đọng sương công trình đã hoạt động
– Kiểm tra vận tốc gió tại cửa cấp gió điều hòa. Nếu vận tốc gió quá nhỏ sẽ làm lạnh lâu quanh miệng gió và làm trầm trọng hơn hiện tượng đọng sương. Trường hợp này cần tăng tốc độ quạt gió điều hòa và kiểm tra các đường ống dẫn gió xem có bị tắc hay móp méo. Kiểm tra van gió xem độ mở đã đủ chưa. Nếu độ mở của van VCD quá nhỏ cũng làm giảm vận tốc gió.
– Kiểm tra các cửa đi, cửa sổ của phòng điều hòa. Nếu chưa đóng thì đóng lại để cách li môi trường ngoài và theo dõi.
– Kiểm tra lưu lượng gió tươi: nếu lượng gió tươi cấp vào quá nhiều ta có thể thay đổi tốc độ quạt hoặc đóng bớt các van điều chỉnh lưu lượng gió tươi.
Việc xử lý hiện tượng đọng sương cần xem xét các điều kiện phòng điều hòa một cách chính xác sau đó đưa ra hướng xử lý tổng thể . Nếu chỉ xử lý cục bộ 1 phòng hoặc 1 máy đơn lẻ thì khó có thể giải quyết được hiện tượng đọng sương.
ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI