Đang truy cập: 7 Trong ngày: 49 Trong tuần: 511 Lượt truy cập: 635137 |
Trong thực tế, chúng ta hay phải chọn xe cẩu cho các thiết bị hay cấu kiện lớn và nặng. Vì thế, chúng ta cần đọc hiểu sơ đồ tải của cẩu để lựa chọn đúng loại thiết bị. Nếu chọn xe cẩu lớn hơn cần thiết sẽ gây lãng phí, còn nếu không đủ tải sẽ mất an toàn và chậm tiến độ. Trong bài này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách đọc sơ đồ tải cẩu của 01 xe cẩu.
1.Sơ đồ tải cẩu là gì ?
Sơ đồ tải cẩu (Loat chart) gồm:
- Biểu đồ phạm vi làm việc Working range
- Bảng tải trọng Rated lifting capacity
Biểu đồ working range 2 trục:
- Trục ngang (trục hoành): Biểu thị bán kính làm việc (khoảng cách từ tâm cẩu đến tâm tải).
- Trục dọc (trục tung): Biểu thị chiều cao nâng.
- Các đường cong/cột: Mỗi đường cong hoặc cột đại diện cho một giá trị cụ thể của góc nâng, chiều dài cần phụ (jib).
- Tìm điểm giao nhau: Xác định điểm giao nhau của các đường cong/cột tương ứng với các thông số làm việc.
- Đọc giá trị tải trọng: Giá trị tải trọng tại điểm giao nhau chính là tải trọng tối đa an toàn mà cẩu có thể nâng trong điều kiện đó.
Ví dụ: Nếu bán kính làm việc là 10 mét, góc nâng là 10 độ, và chiều cao nâng là 6 mét, bạn cần tìm điểm giao nhau của đường cong bán kính 10 mét, đường cong góc nâng 30 độ, và chiều cao nâng 10 mét. Giá trị tải trọng an toàn tại điểm đó là 10 tấn.
Sơ đồ tải cung cấp thông tin về tải trọng nâng tối đa tại các tầm vươn khác nhau, góc độ cần cẩu, và chiều cao nâng. Nó giúp chúng ta lựa chọn đúng cấu hình cần cẩu và không bị vượt quá giới hạn cho phép. Qua đó, chúng ta có thể ngăn chặn rủi ro và tai nạn khi nâng hạ.
Sơ đồ tải cẩu thể hiện phạm vi làm việc (working range)
2.Sơ đồ tải cẩu ở đâu ?
Sơ đồ tải cẩu thường nằm trong catalogue của mỗi loại xe cẩu. Ngoài sơ đồ tải cẩu, ta còn có thể tìm các thông số khác về chiếc xe cẩu nằm ở đó. Chúng ta có thể tìm theo model của xe cẩu trên interet. Tuy nhiên, các tài liệu này thường là tiếng anh hoặc tiếng nhật nên có thể gây nhầm lẫn.
Vì vậy, chúng ta nên yêu cầu đơn vị cho thuê cẩu cung cấp các tài liệu liên quan đến xe cẩu họ có. Đây là nguồn thông tin đảm bảo chính xác và đáng tin cậy.
3.Đọc sơ đồ tải cẩu như thế nào ?
Đọc sơ đồ tải của cẩu giúp chúng ta hiểu rõ khả năng nâng hạ của xe cẩu trong các điều kiện làm việc cụ thể, từ đó đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình làm việc.
Ngoài ra, việc đọc sơ đồ tải cẩu còn giúp người vận hành xác định được các điều kiện làm việc như khoảng cách chân chống, chiều dài cần, và vị trí tải so với xe.
Hệ thống an toàn trên xe cẩu cũng hoạt động dựa theo thông số này để ngăn chặn khi tải cẩu đạt giá trị vượt quá giới hạn.
Bảng thông số tải trong cho phép trong các trường hợp làm việc cụ thể
Các ô màu trắng là vùng làm việc an toàn của xe cẩu trong các điều kiện. Ta sẽ chọn các giá trị trong khoảng này
Tải về tại đây: Sơ đồ tải cẩu load chart kato 50 tấn
Các bước kiểm tra điều kiện lam việc
1/Xác định tải trọng cần nâng
Đầu tiên, bạn cần phải xác định trọng lượng của hàng hóa cần nâng.
2/Xác định tầm với cần làm việc
Tầm với là khoảng cách ngang từ tâm xoay của cẩu đến tâm trọng lượng của vật cần nâng. (ảnh 1)
3/Xác định chiều cao nâng (nếu cần)
Chiều cao nâng là khoảng cách thẳng đứng từ mặt đất đến móc cẩu. (ảnh 1)
4. Tra cứu trên sơ đồ tải trọng cẩu 50 tấn KR500
- Tìm đường cong tương ứng với chiều dài cần chính: Sơ đồ tải trọng cẩu Kato KR500 thể hiện nhiều đường cong, mỗi đường cong tương ứng với một chiều dài cần chính khác nhau (ví dụ: 9.2m, 15.35m, 21.5m,… 33.8m).
- Tìm đường cong tương ứng với chiều dài cần phụ JIB (nếu có): Nếu bạn sử dụng cần phụ để mở rộng tầm với, hãy tìm đường cong tương ứng với chiều dài JIB được sử dụng (ví dụ 8.1m hoặc 13m).
- Xác định điểm giao nhau giữa đường cong cần, đường cong cần phụ JIB (nếu có) và đường thẳng tầm với: Từ giá trị tầm với đã xác định ở bước 2, kẻ một đường thẳng đứng lên trên sơ đồ cho đến khi cắt đường cong cần và đường cong JIB (nếu có).
- Xác định tải trọng cho phép: Từ điểm giao nhau vừa tìm được, kẻ một đường thẳng ngang sang trái để đọc giá trị tải trọng cho phép trên trục tung.
5. Kiểm tra góc nâng cẩu
- Xác định góc nâng tương ứng với điểm giao nhau: Góc nâng được hiển thị bằng các đường cong màu xanh trên sơ đồ.
- Đảm bảo góc nâng thực tế nằm trong giới hạn cho phép: Góc nâng thực tế khi vận hành cẩu không được vượt quá góc nâng được chỉ định trên sơ đồ.
4. Bảng thông số kỹ thuật
Dưới đây là những thông số chính thường xuất hiện trong bảng thông số kỹ thuật của xe cẩu. Vì là tiếng anh chuyên ngành nên xin liệt kê để các bạn có thể hiểu hơn các thông số này.
- Tải trọng nâng tối đa (Maximum lifting capacity)
- Bán kính làm việc (Working radius)
- Chiều cao nâng tối đa (Maximum lifting height)
- Chiều dài cần chính (Main boom length)
- Chiều dài cần phụ (Jib length)
- Góc nâng cần (Boom angle)
- Tốc độ nâng (Lifting speed)
- Tốc độ quay toa (Slewing speed)
- Đối trọng (Counterweight)
- Lực nâng thủy lực (Hydraulic lifting force)
- Kiểu/Hãng động cơ (Engine type/brand)
- Công suất động cơ (Engine power)
- Dung tích bình nhiên liệu (Fuel tank capacity)
- Kích thước tổng thể (Dài x Rộng x Cao) (Overall dimensions (Length x Width x Height))
- Trọng lượng bản thân (Net weight)
- Hệ thống phanh (Brake system)
- Hệ thống lái (Steering system)
- Cỡ lốp (Tire size)
Một số catalogue của xe cẩu bao gồm sơ đồ tải của xe cẩu load chart
Trên đây là chia sẻ về
ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI









