Trước khi tìm hiểu thiết kế phòng cách ly áp lực âm cho bệnh viện chúng ta cùng tìm hiểu phòng cách ly áp lực âm là gì?

thietkephongcachlyapsuatam

  • Kiểm soát số lượng và chất lượng không khí cấp vào và thải ra khỏi phòng.
  • Duy trì sự chênh lệch áp suất giữa các khu vực liền kề.
  • Thiết kế mô hình dòng không khí duy chuyển theo mặt bằng bố trí phòng cụ thể.
  • Pha loãng các hạt truyền nhiễm với cấp một lưu lượng không khí lớn vào phòng.
  • Sử dụng bộ lọc HEPA, ULPA v.v.

Phân cấp áp suất khi thiết kế phòng sạch áp lực âm

  1. Phòng có áp suất không khí tương đương với áp suất môi trường hoặc cao hơn. (phòng này thường là Hành lang duy chuyển bên ngoài)
  2. Phòng có áp suất không khí trong phòng cao hơn nơi bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch được bảo vệ khỏi sự lây truyền trong không khí của bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào. Phòng này phải có áp suất thấp hơn so với phòng bên trên. Phòng này thường có tên là: Airlock, phòng đệm, hoặc làm khu thay đồ sạch trước khi vào phòng cách ly.
  3. Phòng áp lực âm nơi có bệnh nhân cách ly, trong đó con người được bảo vệ khỏi mọi sự lây truyền trong không khí từ bệnh nhân có thể có nguy cơ nhiễm trùng. (phòng bệnh nhân cách ly)
  4. Phòng có áp suất thấp hơn so với phòng bệnh nhân để tránh các dịch thải nguy hại đi ngược về phòng bệnh nhân. (phòng WC của bệnh nhân hoặc phòng rác thải)

Chú ý khi thiết kế phòng sạch áp lực âm

  1. Các phòng sạch có số lần trao đổi không khí rất cao so với các loại phòng bệnh viện khác. (cả cấp và thải không khí bẩn) 
  2. Tính toán lưu lượng gió và nhiệt độ gió cấp vào phải tính đến lượng nhiệt thừa sinh ra bên trong phòng bệnh.
  3. Nên lắp đặt các dàn lạnh hoặc AHU cho riêng mỗi phòng để có thể kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm tương đối không khí bên trong phòng.
  4. Thiết kế phòng cách ly không yêu cầu bắt buộc phải có phòng đệm. Tuy nhiên thực tế thiết kế luôn bố trí phòng đệm như một phần tất yếu của phòng áp lực âm.

Giải pháp đề xuất khi thiết kế phòng cách ly áp lực âm

Một đánh giá nên được thực hiện đối với các yêu cầu thiết kế phòng Cách ly và phòng đệm để xác định tính thực tế của các điểm tiếp giáp có được chèn kín khi không khí có thể thâm nhập vào trần và tường.

Trong một số các trường hợp, cần trang bị thêm một vách ngăn nữa. Bức vách giả lắp đặt thêm cũng là một các để xác định vị trí khi duy trì tính toàn vẹn của áp suất không khí; do căn phòng đệm ngoài không bị xâm nhập (phòng này cùng áp suất với môi trường. Phương pháp này sẽ đạt được sự ngăn chặn áp suất không khí tốt nhất có thể.

Thiết kế phòng chờ (AL) cho khu vực cách ly áp suất âm

Sảnh chờ hoặc Airlock, khi được bố trí vào khu vực cách ly áp lực âm, có chức năng như:

  • Một khu vực được kiểm soát trong đó việc chuyển giao vật tư, thiết bị và người có thể xảy ra mà không gây ô nhiễm ảnh hưởng đến các khu vực chăm sóc sức khỏe xung quanh
  • Một phòng ngăn chặn sự mất áp suất đột ngột khi mở cửa làm báo động lên hệ thống BMS.
  • Kiểm soát sự ra vào của không khí bị ô nhiễm trước khi cửa được mở.
  • Một khu vực được kiểm soát nơi thiết bị bảo vệ cá nhân hoặc quần áo có thể được mặc hoặc gỡ bỏ trước khi vào / ra khỏi khu vực ô nhiễm bị cô lập.
  • Phòng chờ sẽ yêu cầu đủ không gian để cho phép lưu trữ Thiết bị bảo vệ cá nhân , tức là áo choàng và găng tay để cách ly bảo vệ. 
  • Phòng chờ không nên được chia sẻ giữa các phòng cách ly (dung chung 1 phòng chờ cho 2 phòng cách ly). Khi một phòng WC được cung cấp cho Phòng cách ly, cửa vào WC không nên được đặt trong phòng chờ.

https://www.thietkephongsach.com/2020/03/thiet-ke-phong-cach-ly-ap-luc-am.html

 

ĐỐI TÁC CỦA CHÚNG TÔI

ĐỊA CHỈ TRỤ SỞ CHÍNH:

Số 90 Cù Chính Lan - Phường Khương Mai – Quận Thanh Xuân – TP Hà Nội

VPGD Hà Nội: Số 16 Ngụy Như Kon tum, P.Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, Hà Nội

Điện Thoại: 024.35658890 Fax: 024.35667290

Email : info@4d.com.vn - 4dtechco@gmail.com

Mobile: 0906267388

Văn phòng đại diện TPHCM: Địa chỉ: 156/1/15 Cộng Hòa, P12, Q.Tân Bình, TPHCM

Điện Thoại: 0909.529.250 Fax: 08. 8 38112966

Kết Nối Với Chúng Tôi

icon3 icon4 icon2 icon1

Bản đồ